xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xử lý cán bộ sai phạm chưa đúng mức

NHÓM PV THỜI SỰ

QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI.- Cố ý vi phạm pháp luật chỉ bị xử lý kỷ luật nội bộ. Thanh tra nói có tội, quận nói không đủ yếu tố... Trong tháng 4-2002, Báo Người Lao Động có thông tin về việc UBND quận 2 quyết định xử lý kỷ luật hai cán bộ phường Bình Trưng Tây. Tuy nhiên, mức độ xử lý kỷ luật này đã không làm người dân ở địa phương đồng tình.

Lấy đất công đem bán

Trước khi thành lập quận mới, tình hình quản lý Nhà nước về đất đai tại xã Bình Trưng (cũ) rất phức tạp. Đáng chú ý nhất là vụ cấp đất không đúng thẩm quyền tại khu đất nghĩa trang Khánh Hưng Ái Hữu. Sự việc bắt đầu từ  năm 1992, chủ tịch UBND xã Bình Trưng lúc bấy giờ là ông Nguyễn Văn Rớt duyệt họa đồ vị trí phân lô (mỗi lô 6m x 20m), đồng thời có văn bản đề nghị UBND huyện Thủ Đức quy hoạch khu dân cư như theo lời các ông là “cấp phát cho gia đình chính sách, cán bộ công chức của xã làm nhà ở”. Tuy nhiên, dù chưa được cấp huyện chấp thuận, lãnh đạo xã vẫn tự quy hoạch phân lô, lập thủ tục giao đất làm nhà ở cho các cá nhân. Qua vụ này, UBND xã Bình Trưng đã làm thất thoát tổng cộng: 11.676 m2 đất công, 124 m2 nhà do Nhà nước quản lý. Ngoài ra, cũng do “quản lý lỏng lẻo” chính quyền xã còn để cho 13 cá nhân được giao, cấp đất làm nhà ở lấn chiếm 1.736 m2 đất công.

Theo báo cáo của Thanh tra huyện Thủ Đức cũ, từ năm 1992, lãnh đạo xã Bình Trưng lúc đó đã nhiều lần cố ý vi phạm Luật Đất đai. Cụ thể:  tự cho phép sang nhượng đất để thu lệ phí. Ông Trần Văn Bạo, ngụ ở ấp Trung, phường Bình Trưng Tây, cho biết: “Tất cả các loại phí này đều do mấy ông xã tự đặt ra, có lúc thu đến 50% tài sản sang nhượng, hoặc để cán bộ địa chính, nông nghiệp có cơ hội làm dịch vụ, nhận bồi dưỡng”. Sự lộng hành của số cán bộ lãnh đạo xã Bình Trưng càng thể hiện rõ hơn, khi có lệnh của Hội đồng Bộ trưởng cấm sang nhượng mua bán đất, xã vẫn tiếp tục hợp thức hóa cho 117 trường hợp bằng cách lập hồ sơ lui lại trước tháng 2-1992. Chưa hết, một số cán bộ xã cấu kết với nhau lấy đất Nhà nước đem bán trái phép để hưởng lợi hàng chục lượng vàng, như trường hợp của phó chủ tịch xã phụ trách nông nghiệp Nguyễn Văn Sang lúc đầu khai ở chung với mẹ để được xã cấp 5.000 m2 đất. Sau đó, ông Sang làm đơn xin đất cất nhà được TP và huyện duyệt cho 200 m2, nhưng thực tế xã giao cho ông đến 800 m2. Sau khi cất nhà, ông Sang không ở mà bán lại cho một người dân ở quận 3 với giá 40 lượng vàng.

Từ những sai phạm trên, tháng 5-1993, đoàn thanh tra đã kiến nghị với huyện Thủ Đức kiểm điểm xử lý một số cán bộ chủ chốt xã Bình Trưng như: Bí thư Đảng ủy, chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã phụ trách nông nghiệp vì đã cho sang nhượng đất vượt quá thẩm quyền và cố ý làm trái các quy định của Nhà nước.

Làm thất thoát 13.000 m2 đất

Phường Bình Trưng Tây (quận 2 - TPHCM) được thành lập từ ngày 1-4-1997, nguyên là một phần của xã Bình Trưng, thuộc huyện Thủ Đức cũ. Ngay từ ngày đầu tách xã, người dân địa phương không khỏi thắc mắc và lo lắng khi ông Nguyễn Văn Sang, nguyên phó chủ tịch UBND xã, được giữ chức chủ tịch phường mới. Lo lắng của người dân có cơ sở khi những sai phạm của các cán bộ xã Bình Trưng (cũ) chưa được xử lý triệt để theo kết luận thanh tra năm 1993, thì sau khi tách quận được 1 năm, Đảng ủy phường Bình Trưng Tây (ông Nguyễn Văn Hùng tiếp tục làm bí thư) họp thông qua danh sách xin giao đất của cán bộ “có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở”. Cũng như lần trước, chủ tịch UBND phường Nguyễn Văn Sang lại tự duyệt quy hoạch rồi tự giao đất. Qua vụ này, UBND phường Bình Trưng Tây đã làm thất thoát 1.422 m2 đất công. Ngoài ra, khi được giao đất làm nhà ở, những người được giao đất đã ngang nhiên lấn chiếm thêm 1.973 m2 đất công để sử dụng và bán lại với giá cao. Thậm chí, có trường hợp bán luôn cả nhà do chính quyền địa phương cho mượn... Một lần nữa, thanh tra lại nhảy vào.

Theo kết luận của đoàn thanh tra về việc quản lý và sử dụng đất công trên địa bàn phường Bình Trưng Tây vào tháng 7-2001, Đảng ủy và UBND xã Bình Trưng và phường Bình Trưng Tây đã làm thất thoát hơn 13.000 m2 đất công.

Có sự bao che?

Trên cơ sở kết luận của đoàn thanh tra, Chủ tịch UBND quận 2 lúc bấy giờ là ông Đỗ Tiến Lực đã ra quyết định chuyển toàn bộ hồ sơ sang cơ quan điều tra Công an quận 2, để điều tra những vụ sai phạm đất đai của cán bộ lãnh đạo xã Bình Trưng và phường Bình Trưng Tây. Nhưng chỉ vài tháng sau, UBND quận 2 công bố kết luận chỉ dừng lại ở hình thức kỷ luật cách chức Chủ tịch UBND phường Bình Trưng Tây đối với ông Nguyễn Văn Sang và cảnh cáo Phường đội trưởng Đào Văn Hùng. Giải thích vụ việc này, ông Nguyễn Trung Tín - quyền Chủ tịch UBND quận 2 - cho biết: “Không đủ yếu tố truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân sai phạm (!?)”.

Trong buổi tiếp xúc với phóng viên Báo Người Lao Động vào tối 14-5, nhiều người dân tỏ ra bức xúc trước cách xử lý của các cấp chính quyền và nghi vấn rằng có sự bao che đối với những sai phạm của số cán bộ trên. Bà Nguyễn Văn Năm - ngụ ở ấp Tây A bức xúc: “Việc cách chức ông chủ tịch Sang vẫn còn quá nhẹ so với những gì mà ông ta đã gây ra cho người dân chúng tôi. Nếu muốn làm rõ sai phạm của các cán bộ này, cứ kiểm kê tài sản của họ thì rõ”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo