xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Công đoàn tham gia giữ rừng phòng hộ Cần Giờ

Tùng Minh

GHI NHẬN.- Rừng Cần Giờ là “Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn thế giới” đầu tiên của Việt Nam và là 1/20 trọng điểm của ngành du lịch Việt Nam

Từ trụ sở Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Cần Giờ, chúng tôi đi  xuồng máy ngược sông Dừa đến thăm chốt giữ rừng của gia đình chị Đinh Thị Hồng ở tiểu khu 6, phân khu 3, xã Tam Thôn Hiệp. Nhìn bốn bề sông nước là một màu xanh mát của những cây đước, cây gõ biển... tôi không tưởng tượng được cách đây 25 năm, nơi đây là một vùng đất chết, chỉ là những bãi hoang, trảng trống- kết quả của những đợt trải thảm bom, chất độc của giặc Mỹ.

Thoát nghèo nhờ tham gia giữ rừng

Đi men theo con đường nhỏ vào sâu bên trong, chúng tôi đến căn nhà nhỏ lợp lá dừa nằm khiêm tốn giữa bạt ngàn đước. Rót nước mời khách, chị Đinh Thị Hồng kể cho chúng tôi nghe chuyện vượt nghèo của gia đình chị. Chị Hồng nhớ lại: “Mò cua, bắt ốc, làm quần quật cả ngày vẫn không lo cho bầy con nheo nhóc đang tuổi ăn, tuổi lớn, lắm lúc tưởng chừng đã đi vào ngõ cụt, nhất là khi những lao động chính trong gia đình cứ lần lượt bị những cơn sốt rét rừng hành hạ. Cả nhà cùng làm, cùng ăn nhưng cũng chỉ có bữa rau, bữa cháo qua ngày...”. Năm 1990, những hecta rừng đầu tiên đã được chị Hồng cùng bà con ở xã Tam Thôn Hiệp xung phong nhận chăm sóc, bảo vệ. Ban đầu, chị chỉ nhận vài chục hecta rừng vì sợ không kham nổi, nhưng nhờ sự động viên của ban quản lý và sự hỗ trợ tích cực của kiểm lâm nên vợ chồng chị mạnh dạn nhận chăm sóc, bảo vệ trên 190 hecta rừng. Chị hồ hởi nói: “Cuộc sống cũng bớt được phần nào khó khăn khi có thêm thu nhập từ những sản phẩm tận thu lúc tỉa thưa rừng, tận dụng các khoảng đất trống nuôi tôm, cua... cộng với tiền lương bảo vệ rừng, trung bình chúng tôi thu được 5 triệu đồng/tháng”. Chị Hồng chỉ là một trong hơn 150 hộ vươn lên thoát nghèo từ việc tham gia bảo vệ rừng ở Cần Giờ.

Công đoàn vào cuộc

Từ khi rừng phòng hộ được chuyển từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP về cho huyện Cần Giờ quản lý, nhiều anh em dao động, thắc mắc: Liệu dưới sự quản lý của huyện, đời sống người lao động vốn đã khó khăn có được bảo đảm hay không? Câu hỏi ấy được Công đoàn (CĐ) Ban Quản lý rừng nhanh chóng trả lời bằng nhiều việc làm cụ thể: hỗ trợ lắp đặt hệ thống pin điện mặt trời, xây dựng nhà chốt bảo vệ rừng, trang bị xuồng, radio, bồn chứa nước sinh hoạt... cho các hộ gia đình nhận khoán rừng và các tổ CĐ nằm rải rác ở các tiểu khu rừng.  Ông Trần Văn Đức (xã Tam Thôn Hiệp) cho biết: “Các hộ giữ rừng như chúng tôi còn được CĐ Ban Quản lý rừng phòng hộ giúp vốn và con giống để phát triển chăn nuôi gia súc, thủy sản; bảo lãnh cho vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Các cháu đến tuổi đi học được các anh chị trong ban quản lý đưa vào nhà mở để chăm sóc, lo cho các cháu học hành... Nhờ vậy, chúng tôi yên tâm bám trụ, giữ rừng. Năm rồi, Ban Quản lý rừng còn mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho chúng tôi nữa”.

 Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức từ thiện, Ban Quản lý rừng tổ chức khám chữa bệnh lưu động và phát thuốc miễn phí cho các hộ giữ rừng.  Hằng năm, cứ mỗi dịp lễ, Tết hay hiếu hỉ, CĐ Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ không quên đến thăm, tặng quà và chúc mừng các hộ dân giữ rừng và CNVC-LĐ.

Rừng càng phát triển, đời sống người giữ rừng càng được nâng cao

Rừng ngập mặn Cần Giờ vừa được công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn thế giới” đầu tiên của Việt Nam. Đây là tin vui cho tất cả những người đã góp công, góp của trồng và giữ rừng trong suốt thời gian qua. Theo đánh giá của Tổng cục Du lịch, rừng ngập mặn Cần Giờ là một điểm du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học rất tốt và là một trong 20 trọng điểm  của ngành du lịch Việt Nam. Được sự phê duyệt của UBND huyện và TPHCM, Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ đã tập trung đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, đào tạo nhân sự, thành lập trung tâm truyền thông giáo dục và du lịch sinh thái, trạm dừng chân... sẵn sàng đón khách tham quan.

Tin vui này được CĐ Ban Quản lý rừng phòng hộ thông báo rộng rãi cho bà con. Ông Cát Văn Thành, Chủ tịch CĐ Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ, đánh giá: “Những buổi tuyên truyền, tập huấn về trồng rừng, giữ rừng, phát triển tài nguyên của rừng ngập mặn; tác dụng chắn gió, chắn sóng, điều hòa không khí của rừng phòng hộ... đã giúp cho người dân nâng cao nhận thức, tích cực hơn trong công tác giữ rừng. Nạn chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng bừa bãi cũng đã được hạn chế. Mọi người đã ý thức được rằng tài nguyên rừng càng phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của họ càng được nâng cao”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo