xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trẻ teo đường mật bẩm sinh: Phát hiện muộn, tử vong cao

Thùy Dương

Năm 1953, Mirio Kasai (Nhật Bản) đã tìm ra cách điều trị hiệu quả cho bệnh vàng da do teo đường mật bẩm sinh. Mang tên Kasai, phương pháp này đã giúp 25%-40% bệnh nhân trở về cuộc sống bình thường.

Từ khi có kỹ thuật ghép gan cho trẻ, cùng với sự ra đời của các thuốc chống ghép có hiệu quả, phương pháp Kasai đã kéo dài thêm cuộc sống cho nhiều trẻ khác trong khi chờ được ghép gan

Bất kỳ bệnh nào nếu không được điều trị sớm đều ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Ở trẻ mắc bệnh vàng da do teo đường mật, điều này càng thể hiện rõ vì càng để trễ, tỉ lệ tử vong sau phẫu thuật sẽ càng cao. Năm 2002, Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 TPHCM tiếp nhận 148 trẻ mắc bệnh vàng da do teo đường mật bẩm sinh, sang năm 2003 con số này là 177, đáng lưu ý là hơn một nửa số này nhập viện ở giai đoạn muộn. Vì thế, các bác sĩ đã không thể tiến hành phẫu thuật hoặc phẫu thuật với tỉ lệ thành công thấp. Hậu quả là các trẻ này thường tử vong khi được 11-13 tháng tuổi. Bác sĩ Hoàng Lê Phúc, Trưởng Khoa Tiêu hóa BV Nhi Đồng 1, giải thích: Sở dĩ các bậc cha mẹ không phát hiện được bệnh sớm là do họ không phân biệt được trẻ vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Thông thường, trong vàng da sinh lý trẻ sẽ hết vàng sau 15 ngày tuổi. Nếu sau đó trẻ vẫn không hết vàng, các bà mẹ nên nghĩ ngay đến nguy cơ vàng da bệnh lý.

Vẫn theo bác sĩ Phúc, vàng da ở trẻ gồm 2 loại: vàng da do tăng sắc tố mật gián tiếp và vàng da do tăng sắc tố mật trực tiếp (còn gọi là ứ mật). Cả 2 loại này đều làm vàng da trẻ, nhưng ở mỗi loại có những triệu chứng khác nhau. Da của trẻ bị tăng sắc tố mật gián tiếp thường có màu vàng cam, nước tiểu trong, không vàng sậm. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, nhưng chủ yếu do sinh non. Trẻ vàng da do sinh non trông yếu ớt như người bệnh. Mặt khác, do sắc tố mật gián tiếp tăng nhiều, nên da trẻ vàng nhanh, thậm chí nếu sắc tố mật thấm vào não còn gây co giật. Thấy vậy, các bậc cha mẹ thường lo lắng và đưa đến BV ngay. Còn trong tăng sắc tố mật trực tiếp, da trẻ thường có màu vàng xanh. Triệu chứng lúc đầu là phân hơi bạc màu (bệnh càng nặng thì phân càng trắng, thậm chí  trắng như phấn), nước tiểu vàng sậm. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, nhưng phần lớn (30% trường hợp) là do teo đường mật. Do các trẻ này thường sinh đủ tháng, bụ bẫm, ăn ngủ tốt, nên nhiều cha mẹ không nghĩ rằng con mình mắc bệnh.

Theo bác sĩ Đào Trung Hiếu, Trưởng Khoa Ngoại BV Nhi Đồng 1, teo đường mật thường do di truyền, độc tố, siêu vi trùng, vì thế chưa có cách nào phòng ngừa. Do vậy, người lớn cần chú ý phát hiện bệnh sớm cho trẻ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo