xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài sẽ vượt 5 tỷ USD

Theo SGGP

Trong 8 tháng qua, nước ta đã thu hút được 3,46 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, tăng 49,2% so với cùng kỳ năm trước. Với đà này, cuối năm nay, Việt Nam sẽ lập kỷ lục về thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong một năm khi đạt trên 5 tỷ USD, vượt 500 triệu USD so với kế hoạch năm 2005.

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Võ Hồng Phúc quanh vấn đề này.

- Thưa Bộ trưởng, hôm 7 và 8-9, khi góp ý vào kế hoạch phát triển kinh tế 2006-2010 của Việt Nam, nhiều nhà tài trợ, đầu tư nước ngoài đề nghị chúng ta cần xem xét lại môi trường đầu tư...

- Bộ trưởng VÕ HỒNG PHÚC: Môi trường đầu tư nước ngoài của ta về mặt pháp luật đã được cải thiện. Chắc chắn tới đây khi Luật Đầu tư và Doanh nghiệp chung ban hành sẽ còn cởi mở, cải thiện hơn nữa.

Hiện các nhà tài trợ và nhà đầu tư nước ngoài còn nhiều băn khoăn là thủ tục hành chính có nhiều điều chưa hợp lý, nhất là ở cấp dưới. Điều này đã thể hiện rõ về tình hình thu hút đầu tư tại các địa phương. Cùng môi trường, mặt bằng pháp lý, giá cả như nhau nhưng có những địa phương thu hút đầu tư nước ngoài rất tốt như Vĩnh Phúc, Vĩnh Yên, Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu. Ngược lại, nhiều địa phương cùng điều kiện, thậm chí còn thuận lợi hơn như gần cảng, gần trung tâm kinh tế lớn, trục giao thông lớn nhưng vì phối hợp giữa các sở, ban, ngành trong địa phương đó yếu, thủ tục hành chính phiền hà, chỉ đạo chưa thống nhất nên -thu hút đầu tư kém.

- Các địa phương phía Nam sông Hồng trước đây rất mạnh về đầu tư, phát triển công nghiệp, nay “đuối” hẳn. Tình trạng này, theo Bộ trưởng là do thủ tục hành chính quyết định?

- Đúng là có tình trạng các địa phương trước đây là trung tâm công nghiệp của miền Bắc như Nam Định chẳng hạn, nay đi xuống, kém hơn các tỉnh phía Bắc sông Hồng. Thủ tục hành chính khác nhau dẫn đến kết quả khác nhau. Có thực tế nữa là việc giải quyết vấn đề đất đai, đền bù chưa hợp lý gây tranh chấp giữa nhà đầu tư và cộng đồng dân cư, giữa dân cư với chính quyền địa phương... làm nản lòng nhà đầu tư.

- Bộ KH-ĐT và Văn phòng Chính phủ được Thủ tướng giao chủ trì giải quyết vướng mắc cho nhà đầu tư nước ngoài. Công việc này đã được triển khai ra sao, thưa Bộ trưởng?

- Chúng tôi nhiều lần khuyến cáo các địa phương về những rào cản do thủ tục hành chính mang lại. Song, chúng tôi chủ yếu chủ trì, làm đầu mối xử lý vướng mắc tại các dự án đầu tư nước ngoài có quy mô lớn, có tầm của quốc gia và vướng mắc của những nhà đầu tư chiến lược. Còn những dự án nhỏ đầu tư về địa phương thì chúng tôi không thể làm thay chính quyền địa phương được.

- Còn có những ý kiến khác nhau cho rằng Dự luật Đầu tư và Doanh nghiệp chung chưa thật sự thông thoáng, xin cho biết ý kiến của Bộ trưởng?

- Về tổng thể, quy định của hai dự luật này rất thông thoáng, tạo điều kiện tốt và tránh phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước. Theo dự luật mới, việc đăng ký kinh doanh và đầu tư sẽ được giải quyết chỉ bằng một giấy. Như thế, nhà đầu tư nước ngoài sẽ được đơn giản hoá nhiều thủ tục so với trước đây.

Bộ KH-ĐT cũng có kế hoạch kiện toàn tổ chức quản lý, như Cục Đầu tư nước ngoài sẽ thống nhất quản lý đăng ký kinh doanh và đầu tư nhằm vừa hỗ trợ, vừa kiểm soát. Luật Doanh nghiệp tới cũng sẽ phải đưa ra các điều kiện để hậu kiểm tốt hơn. Nhưng, phần hỗ trợ sẽ cao hơn kiểm soát nhà đầu tư. Còn Cục Phát triển doanh nghiệp sẽ quản lý đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp trong nước.

- Triển vọng thu hút đầu tư nước ngoài năm nay...

- Sẽ vượt ngưỡng 5 tỷ USD. Năm sau tôi nghĩ sẽ còn tốt hơn nữa.

- Nếu thế, Bộ phải điều chỉnh lại kế hoạch thu hút vốn đầu tư trong những năm tới. Vì ta dự kiến thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn thấp so với diễn tiến hiện nay.

- Chúng ta sẽ tăng thu hút đầu tư trong nước hơn nữa. Cơ cấu vốn đầu tư trong/ngoài nước vẫn là 70/30 nên không cần điều chỉnh. Tôi tin rằng trong 5 năm tới, đầu tư trong nước cũng sẽ tăng cao.

- Điểm rất đáng mừng là 8 tháng qua, bình quân vốn đầu tư nước ngoài/dự án đã lên 4,5 triệu USD. Trong khi đó, năm 2004, mỗi dự án đầu tư chỉ có số vốn bình quân là 3 triệu USD, tức là tăng gấp ruỡi...

- Điều đó chứng tỏ các tập đoàn kinh tế lớn của thế giới đã bắt đầu thực sự vào Việt Nam. Có dự án du lịch lớn hơn 200 triệu USD, tạo cho ta khả năng phát triển ngành công nghiệp du lịch. Phukhẹt của Thái Lan không đẹp bằng biển miền Trung nước ta nhưng họ đông khách hơn vì thu hút được nhà đầu tư lớn. Khi một tập đoàn du lịch lớn có chân trong Hiệp hội Du lịch thế giới vào đầu tư thì họ sẽ đầu tư lớn và tạo ra một con đường dẫn khách vào khu du lịch đó. Ta làm được như vậy thì du lịch Việt Nam sẽ được quảng bá rộng hơn, khách nước ngoài đến nhiều hơn.

Chủ trương của ta là thu hút vốn đầu tư của những doanh nghiệp tầm cỡ, các tập đoàn đa quốc gia và những quốc gia lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU... đấy mới là nơi có công nghệ cao, công nghệ nguồn mà lại tránh được rủi ro. Họ là những nhà đầu tư chiến lược của ta. Tập đoàn Intel cũng đang xúc tiến đầu tư vào nước ta...

- Xin cảm ơn bộ trưởng

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo