xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hiện tượng “sinh sản vô tính” trong dòng nhạc trẻ

Cho dù dư luận từng góp ý, kể cả lên án và chỉ trích, nhưng nhạc trẻ hiện tại vẫn luẩn quẩn với những ca từ thô thiển, giai điệu lai tạp

Thà đừng quen nhau, Thà đừng yêu nhau, Thà rằng anh nói, Thà rằng chia tay hay Thà một lần đau 2, Về đâu 2, Vượt qua 3, Vì đôi ta là của nhau 2, Mỗi người một nơi 3... Đó là những tác phẩm âm nhạc đang được “nhân bản vô tính” lan tràn hiện nay!

Ca từ không ai hiểu

Sau khi dư luận lên tiếng ca thán nhạc não tình, không ít nhạc sĩ trẻ đã tự điều chỉnh lại đường hướng sáng tác. Có người chuyển sang viết đề tài về cha mẹ, anh em, học đường, chống ma túy, tệ nạn... nhưng phần lớn còn quá thô cứng, vụng về, thậm chí giáo điều  không thể lọt được vào thị trường âm nhạc, khó phổ biến.

 Cho nên, dù chán chê với các kiểu tình yêu sầu thảm như: Trái tim này đang khổ đau, trái tim này đang kêu gào, trái tim này đang nằm rên xiết... (Tình cuồng say – ca sĩ Lâm Chí Khanh) hoặc như Trái tim mong manh vết thương về người, tình là vệt máu trên bờ môi (Trái tim mong manh – nhạc sĩ Trương Quang Tuấn)... trên thị trường băng đĩa gần đây xuất hiện nhiều ca khúc mà các trạng thái tình yêu  như mất mát, chia ly, thất tình... tiếp tục là những đề tài chủ đạo. Nhạc trẻ lộm cộm nhiều ca khúc có ca từ ngớ ngẩn khó “tiêu hóa” nổi: Có những khi buồn quá, ngồi quán uống ly trà đá... hay ngô nghê kiểu “Chỉ trái cây, chỉ bánh quy, rồi bước đi...” hoặc tầm phào như “Anh vẫn thấy chích chòe. Cứ nói tiếng hát hoài. Bao cô nàng thích thú mê say” rồi “Cứ thấy anh hay hay dáng dấp khiến em mê say. Sao may thấy anh đẹp ghê. Vẽ dáng anh trong mơ chờ bóng dáng anh qua đây. Ôi sao yêu chàng đẹp trai...”. Quả là chẳng ai hiểu nổi!

Ca khúc gà công nghiệp

Việc thiếu vắng ca khúc hay đã kéo theo cảnh đi xuống của nhiều ngôi sao ca nhạc, các tên tuổi như L.T, P.T hầu như chỉ còn tồn tại bằng ánh hào quang cũ. Giọng ca đang ở đỉnh cao như Đàm Vĩnh Hưng, mỗi tháng nhận hơn 40 ca khúc do các nhạc sĩ tiếp thị, cũng chưa có được bài nào vượt qua những bài hát từng làm nổi tên tuổi của anh. Chính sự biến đổi liên tục của thị trường âm nhạc đã làm các ca sĩ chạy tìm bài hát như là một yếu tố sống còn, kéo các nhạc sĩ chạy theo.

“Anh viết cho em giống ca khúc kia kìa. Bài đó hát dễ ăn lắm!”. Hầu như các nhạc sĩ được đặt hàng viết ca khúc đều nghe những câu yêu cầu tương tự như vậy. Không phải nhạc sĩ trẻ nào cũng đủ bản lĩnh vượt qua cái ngưỡng phải chiều theo thị hiếu, thời trang âm nhạc của người đặt hàng, do vậy  nhiều người bèn cho ra đời các bài hát có giai điệu “na ná nhạc Hoa”, “hao hao Hàn Quốc”, “như đúc Thái Lan”. Sau não tình, nhạc trẻ Việt Nam đang xuất hiện thêm loại nhạc lai, nhạc pha... đáng lo ngại !

Đua nhau làm nhạc sĩ

Hiện tượng bùng nổ nhạc sĩ trong 1, 2 năm trở lại đây đã bổ sung vào đội ngũ sáng tác nhiều tay viết năng động, dễ bắt nhịp một thị trường luôn hối hả, sôi động. Tuy nhiên số nhạc sĩ đam mê, tâm huyết cũng nhiều, mà người muốn đi con đường tắt này để mau chóng nổi danh hoặc lấy tên tuổi làm những chuyện riêng tư khác cũng không hiếm. Dân trong giới chẳng xa lạ gì một nhạc sĩ trẻ có khá nhiều ca khúc ăn khách, từng đứng tên trong những bảng xếp hạng top này top nọ nhưng lại không biết nốt nhạc cắn đôi. Hay như một đạo diễn tay ngang thời ế sô nhảy qua sáng tác âm nhạc. Cách sáng tác của anh ta là ngồi hát nghêu ngao tùy hứng rồi nhờ một sinh viên nhạc viện ký âm lại... Nghiêm trọng hơn, có những “nhạc sĩ” chuyên đặt lời Việt cho ca khúc Hàn, Thái, Hoa nhưng lại ký tên mình.

Chưa bao giờ  Việt Nam loạn nhạc sĩ như hiện nay. Ai cũng có thể gắn cho mình danh hiệu  nhạc sĩ sau 1, 2 ca khúc được phổ biến và ngang nhiên xếp mình vào đội ngũ những những người sáng tác tự trọng, có tài và có tâm huyết.

Hương Trà


Nhạc sĩ Lê Quang:

Nồi canh còn nhiều sâu

Thị trường nhạc trẻ Việt Nam hiện nay vẫn như một nồi canh còn nhiều con sâu, nhưng đổ lỗi trực tiếp cho một cá nhân nào đó thì  không được, bởi “nhạc sĩ” xuất hiện ào ạt mà nhu cầu thị trường thì quá dễ dãi. Nhiều khi những ca khúc nhảm nhí, kém tay nghề, vay mượn lung tung lại được đón nhận, còn những bài hát có đầu tư, tìm tòi sáng tạo thì bị thị trường thờ ơ. Tuy nhiên, người sáng tác có tâm huyết phải biết tự chắt lọc tác phẩm, dù thị trường có thế nào đi nữa.

(Theo VnExpress)

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo