xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cuộc "xuất dương" của China Inc.

Trùng Quang (Theo AP, Boston Globe, NDNB)

Chưa bao giờ nghe nói đến Sanjiu, Bluestar, Baosteel, Minmetals? Bạn sẽ biết sớm thôi. Các tên tuổi Trung Quốc đang ráo riết thực hiện một cuộc “viễn chinh” ra nước ngoài

Khởi đầu thuận lợi.- Các công ty Trung Quốc (TQ) chưa lọt được vào đền bách thần của các tên tuổi nổi tiếng toàn cầu như Sony (tập đoàn điện tử Nhật), Daimler-Chrysler (tập đoàn ô tô Mỹ) hay Citigroup (tập đoàn ngân hàng Mỹ), nhưng China Inc. (từ gọi chung các doanh nghiệp của TQ) đang tăng cường uy thế quốc tế của mình bằng một làn sóng mua lại các công ty nước ngoài, đầu tư nhiều tỉ USD vào các công ty và các nguồn tài nguyên để tăng cường sức mạnh công nghiệp đang lên của họ.

Tập đoàn kinh doanh kim loại China Minmetals Corp. đang dẫn đầu một liên doanh (consortium) quy tụ các công ty quốc doanh lớn của TQ đấu thầu mua lại công ty khai thác mỏ lớn nhất Canada, Noranda Inc. Các tên tuổi TQ khác trong liên doanh 5 thành viên này gồm Baoshan Iron & Steel (Baosteel), Citic Investment Corp., Jiangxi Copper và Taiyuan Iron & Steel.

Những thỏa thuận làm ăn kiểu như thế đã được Bắc Kinh ủng hộ: Sau nhiều thập kỷ ngăn chặn các công ty TQ tiêu tiền ở nước ngoài, chính phủ hiện đang thúc đẩy họ đầu tư ra ngoài nước. Nhận định về tình hình này, Bob Broadfoot, một chuyên gia tư vấn kinh doanh làm việc ở Hồng Kông, phát biểu: “Câu chuyện hôm nay không phải là làn sóng đầu tư nước ngoài vào TQ, chuyện đã rõ, mà là dòng đầu tư ra nước ngoài của TQ và tác động của nó đối với các nước khác”.

Việc “tiếp quản” Noranda sẽ là thỏa thuận mua lại công ty lớn nhất TQ từ trước đến nay, với trị giá lên đến 5 tỉ USD. Thỏa thuận mua lại lớn nhất của Mỹ tính đến nay là việc tập đoàn Asia Global Crossing, chi nhánh của đại gia Global Crossing, mua lại công ty viễn thông TQ China Netcom với giá 1 tỉ USD.

Quan hệ gần gũi giữa các công ty và chính quyền ở TQ có thể là một trách nhiệm pháp lý nhưng đồng thời cũng tạo các công ty này tầm ảnh hưởng lớn. Người TQ có khả năng tranh luận với các đối tác nước ngoài rằng “nếu các ngài muốn tiếp cận thị trường chúng tôi, các ngài phải bán cho chúng tôi cổ phần trong công ty các ngài”.

Bob Broadfoot, chuyên gia tư vấn kinh doanh, khi nói về thế mạnh của các công ty TQ

Các công ty TQ cũng đã tiến hành những vụ mua lại lớn khác như sau:

- Đầu năm nay, các đối thủ hàng đầu trong cuộc tranh giành quyền kiểm soát hãng ô tô lớn thứ 4 của Hàn Quốc, Ssangyong Motor Co., đều có “quốc tịch” TQ. Tập đoàn Shanghai Automotive Industrial Corp. ở Thượng Hải đã đánh bại China National Bluestar Corp., một công ty hóa dầu.

- Nhà sản xuất dược phẩm lớn nhất TQ, Sanjiu Enterprise Group, đã mua cổ phần đa số của công ty dược phẩm Nhật Bản Toa Seiyaku Inc. Sanjiu cũng để mắt đến bộ phận dược phẩm của tập đoàn mỹ phẩm Kanebo trước khi kế hoạch mở rộng này bị “trật đường ray” do các khó khăn tài chính ở trong nước.

- Và tập đoàn điện tử TCL Corp. đã mua lại Schneider Electronics GmbH, một trong số ít các nhà sản xuất tivi còn sống sót của Đức quốc. TCL kể từ đó đã liên kết với hãng Thomson SA của Pháp, đơn vị đang sở hữu nhãn hiệu tivi Mỹ RCA.

Không ồn ào, chú trọng “vũ khí hạng nặng”.- Khác với việc tập đoàn Sony của Nhật mua lại hãng phim Columbia Pictures hay việc tập đoàn Mitsubishi tiếp quản Trung tâm Rockefeller, các thỏa thuận của TQ thường ít rùm beng và tập trung vào những nguồn tài nguyên kém hấp dẫn nhưng lại hệ trọng hơn nhiều như dầu khí, khoáng sản, gỗ, và thậm chí là cá. Hiện có hơn 2.200 tàu cá do TQ sở hữu “rong ruổi” ở tất cả các đại dương trên địa cầu.

Các công ty quốc doanh lớn khác của TQ như China National Petroleum Corp., công ty mẹ của PetroChina Co. và China National Offshore Oil Corp. (CNOOC), đang mua các mỏ dầu khí của Indonesia – quốc gia có tiềm năng dầu khí lớn và là thành viên châu Á duy nhất trong Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Tính đến cuối năm ngoái, TQ đã đầu tư hơn 6 tỉ USD vào 58 dự án dầu khí ở nước ngoài, theo thống kê đăng trên tờ Nhân dân Nhật báo mới đây. Đầu tư vào các liên doanh khai thác khoáng sản ở nước ngoài cũng đã đạt 1 tỉ USD.

Tổng cộng, các công ty TQ đã đầu tư 33 tỉ USD vào 7.470 công ty ở hơn 160 nước và vùng lãnh thổ tính đến cuối năm 2003, theo thống kê của Bộ Thương mại TQ. Tính riêng trong năm 2003, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của nhà sản xuất và các công ty phi tài chính khác của TQ đạt 2,8 tỉ USD.

Những phản ứng.- Tuy nhiên, sự hiện diện ngày càng tăng của TQ ở nước ngoài đang tạo ra một phản ứng không mấy thuận lợi đối với một số người ở nước ngoài có “ác cảm” đối với các chính sách của TQ, trong đó có vấn đề nhân quyền mà đánh giá của phương Tây chưa hẳn là khách quan và chính xác.

“Vấn đề là điều gì có thể và nên làm để ngăn chặn sự sáp nhập đó?” - biên tập viên Peter Foster của tờ National Post của Canada phát biểu khi bình luận về việc Minmetals đấu thầu mua lại Noranda. Theo Foster, hẳn có một vấn đề “liên quan đến đạo đức” trong thỏa thuận sáp nhập Minmetals-Noranda.

Các thỏa thuận sáp nhập các công ty Mỹ cũng đã gây ra một số phản đối. Tuy nhiên, trong đa số trường hợp các thỏa thuận này đã được thiết kế để giảm thiểu các mối lo ngại có thể có.

Tập đoàn Hutchison Whampoa có trụ sở tại Hồng Kông rút lui khỏi cuộc đấu thầu mua lại Global Crossing, công ty mẹ của Asia Global Crossing, sau khi có những câu hỏi về việc liệu có trao quyền điều hành một mạng viễn thông Mỹ cho một công ty có liên hệ với Bắc Kinh. Cuối cùng, Global Crossing đã được bán cho một liên doanh do Hutchison và Singapore Technologies Telemedia, trong đó công ty Singapore tài trợ cho thỏa thuận.

Luật Mỹ kêu gọi xem xét lại việc cho nước ngoài mua lại các công ty xử lý các hợp đồng quốc phòng hay có các công nghệ có tầm quan trọng về chiến lược. Vào năm 1990, tổng thống Mỹ khi đó là George H. Bush đã vô hiệu hóa một thỏa thuận mua lại một hãng sản xuất linh kiện máy bay vào năm 1988 ở Seattle, Mamco Manufacturing Co. của hãng China National Aero-Technology Import & Export Corp.

Dù Chính phủ TQ công khai khuyến khích các công ty “ra toàn cầu”, chính quyền chỉ tham gia gián tiếp vào các thỏa thuận nói trên. Nhà nước nắm cổ phần kiểm soát ở nhiều công ty, nhưng các đảng viên không còn nắm các chức vụ quản lý. Thỏa thuận của Minmetals được sự hỗ trợ tài chính của Ngân hàng Phát triển TQ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các công ty phải tự tài trợ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo