xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngư dân trở thành giám đốc tỉ phú

Đình Nhi - Chi Lăng

CHÂN DUNG.- Tên của ông là Hồ Bền, sinh ra ở một làng chài xã Phổ Khánh, Đức Phổ, Quảng Ngãi. Từ nhỏ ông đã phiêu bạt khắp nơi và cuối cùng dừng chân tại làng cá Phước Tỉnh, Long Đất, Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngư dân vẫn thường gọi ông là Tư Bền - giám đốc một công ty đóng sửa tàu cá lớn nhất huyện, đồng thời là sở hữu chủ 20 chiếc tàu đánh bắt xa bờ trị giá nhiều tỉ đồng.

Bước đường lập nghiệp

Ông kể, cuộc đời ông bắt đầu xoay vần từ năm 1970 khi rời Quảng Ngãi đón tàu hỏa vào Nam kiếm sống. Lúc đó trong tay ông chỉ có 2.500 đồng, trang trải tới Phước Tỉnh thì vừa hết. Đến Phước Tỉnh buổi sáng thì ngay buổi chiều ông xuống bến tìm ghe xin đi không công để có miếng ăn và chỗ ngủ qua đêm. Làm thuê như thế được 3 năm, đến năm 1973 dành dụm được ít tiền cộng với vay mượn thêm người thân ở ngoài xứ, ông đánh bạo rủ 3 người bạn đồng cảnh ngộ mua chung một chiếc thuyền chài cũ và đứng ra... làm chủ. Gọi là làm chủ nhưng ông và những người bạn vẫn phải tự vật lộn với sóng gió, ăn uống kham khổ, ngày đêm lênh đênh trên biển... Cũng thời điểm này, thương vợ con ở ngoài quê đói khát, ông mua thiếu mảnh đất rồi dựng tạm túp lều bên hông chuồng heo nhà hàng xóm để đón  gia đình vào. Một năm sau, nhờ tằn tiện nên ông và những người bạn mua thêm được một chiếc thuyền chài nữa, nâng tài sản có được từ 1/4 chiếc lên 1/2 chiếc. Nhưng vận may không mỉm cười với ông mãi. Năm 1976 dầu mỡ khan hiếm, thuyền lại cũ kỹ không đủ sức ra khơi, ông và những người bạn phải đứt ruột bán thốc bán tháo vì càng để càng lỗ. Phần tiền bán thuyền có được ông mang trang trải nợ nần và gửi về quê cho cha mẹ làm lại căn nhà rách nát... Tay trắng lại hoàn trắng tay, ông trở lại làm công cho những tàu cá khác, lại chắt chiu và vay mượn cho mãi đến năm 1982 mới làm chủ được một chiếc tàu công suất nhỏ....

Trở thành tỉ phú

Nói sao cho hết thăng trầm - được mất và sóng gió hơn 40 năm vật lộn giữa biển khơi đầy bất trắc của đời ngư phủ, chỉ biết rằng người thanh niên Tư Bền ngày nào vào đời với mơ ước “có được bữa cơm no” nay đã có trong tay cổ phần 20 chiếc tàu đánh cá xa bờ, trị giá từ vài trăm triệu đến ngót 2 tỉ đồng một chiếc. Cuộc đời bám biển của mình ông đã đào tạo được 30 thuyền viên thành tài công giỏi, giúp họ đóng cổ phần bằng trách nhiệm gắn chặt với sự thành bại của con tàu. Nhờ vậy, nhiều người trong số họ từ tay trắng như ông nay đã trở thành chủ ghe thành đạt ở Phước Tỉnh. Một đoàn quan chức ngành thủy sản sau khi kết thúc chuyến khảo sát nghề cá xa bờ đã kết luận rằng “đó là một trong số rất ít mô hình đánh bắt cá xa bờ hiệu quả nhất nước”. Điều này có thể thấy rất rõ vì trên tường nhà ông treo kín bằng khen, giấy khen và huy chương: “Vì sự nghiệp phát triển nghề cá”, “Nông dân sản xuất giỏi”, “Hoàn thành nghĩa vụ thuế suất sắc”, “Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc”... của UBND tỉnh và Bộ Thủy sản trao tặng.

Thành công như vậy nhưng ông không cho phép mình nghỉ ngơi, đến năm 1994  ông giao việc cầm lái đoàn tàu cho con cháu trong họ tộc để lên bờ kết hợp với một số anh em thành lập Công ty TNHH Đóng sửa Tàu thuyền Tân Bền, do chính ông làm giám đốc. Cơn bão số 5-1997 ập đến bất ngờ, hàng trăm tàu thuyền của Bà Rịa - Vũng Tàu bị đánh đắm ngoài khơi, trong đó có 4 chiếc tàu của ông. Bão đi qua, theo “đơn đặt hàng” của ngư dân Phước Tỉnh, ông dẫn đầu một toán thợ thuyền ra Côn Đảo tìm cách đưa những chiếc tàu chìm hoặc bị sóng đánh văng lên bờ trở vào đất liền sửa chữa. Đợt đó công ty của ông sửa thành công 50 chiếc tàu hư hỏng nặng nên được nhiều ngư dân biết đến và tin tưởng. Trung bình một năm Công ty TNHH Tân Bền đóng mới được khoảng 30 chiếc tàu, sửa chữa  trên 300 chiếc, tạo công ăn việc làm ổn định cho 100 người.

Biết vận dụng cái suy...

Ông Tư Bền có 7 người con nhưng không ai theo nghề đi biển của cha. Vì vậy, ngoài thời gian điều hành công việc ở công ty đóng sửa tàu thuyền, về đến nhà ông lại lên máy bộ đàm gọi ra khơi để nghe tàu báo cáo tình hình và  có hướng chỉ đạo kịp thời. Do đoàn tàu đánh bắt xa bờ từ 40 - 100 ngày mới vào, nên những lúc cá được giá ông điều một chiếc vừa làm nhiệm vụ gom cá vào đất liền, vừa làm công việc hậu cần như vận chuyển gạo, dầu, nước đá, còn những chiếc khác vẫn bám biển. Bởi vậy tiết kiệm được chi phí, hiệu quả đánh bắt cao hơn. Nói về thành công của mình, ông nói: “Nghề nào cũng có lúc thịnh lúc suy, biết vận dụng cái suy và vượt qua mới là người mạnh”. Có lẽ vậy mà nhìn ông với cương vị một giám đốc bận rộn, đi lại bằng xe hơi đời mới, sử dụng điện thoại di động và các phương tiện hiện đại,  ít ai nghĩ rằng ông từng là một ngư dân gắn gần trọn cuộc đời với biển từ hai bàn tay trắng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo