xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khách hàng Viettel tiếp tục chờ

Thế Dũng

Vướng mắc về thủ tục hành chính là có thật. Tuy nhiên, phải xem xét kỹ mới có thể kết luận VNPT có độc quyền hay không Từ 8 giờ đến 11 giờ 15 ngày 30-6, Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính kiêm Tổ phó Tổ 23 (chuyên trách của Thủ tướng về chống độc quyền), ông Nguyễn Minh Mẫn, đã chủ trì cuộc họp khắc phục sự cố nghẽn mạng 098 với đại diện của Bộ Bưu chính Viễn thông (BCVT), Bộ Quốc phòng, Tổng Công ty BCVT (VNPT) và Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel).

“VNPT còn nhiều khó khăn nên phải thông cảm”

Đại diện Bộ BCVT là Vụ trưởng Vụ Viễn thông, ông Phạm Hồng Hải, còn đại diện VNPT là Phó Ban Viễn thông, ông Trần Vĩnh Phúc. Theo ông Phúc, hiện nay ngay cả hạ tầng viễn thông của VNPT cũng còn rất nhiều khó khăn, với 31 bưu điện các tỉnh và các công ty viễn thông trực thuộc (chiếm 50%), các tổng đài cũng đang sử dụng công nghệ lạc hậu (TDX1B cổ của hãng LG-Hàn Quốc). Do vậy, VNPT đã phải có công văn đề nghị Viettel thông cảm (1-6-2005) và tới đây sẽ có văn bản đề nghị thông cảm tiếp. Hiện tại VNPT chỉ có thể giúp đỡ Viettel bằng cách rà soát tận dụng lại các kênh kết nối còn chưa sử dụng để bổ sung cho Viettel, đồng thời chuyển tải sang tổng đài Toll tại TP Cần Thơ và chuyển tải sang các tổng đài nhỏ chưa sử dụng hết. Còn về việc bổ sung kênh kết nối tại tổng đài trung kế Toll của VNPT cần phải có thời gian, không thể ngày một ngày hai.

Viettel: Cần có cơ quan chuyên trách về giám sát kết nối

Theo đại diện Viettel trình bày tại cuộc họp, cần có cơ quan chuyên trách về giám sát kết nối để khách quan và công bằng hơn cho mọi DN. Trao đổi về trách nhiệm giám sát kết nối giữa các mạng là của Bộ BCVT, tại sao Viettel lại đề nghị một cơ quan khác, Phó Tổng Giám đốc Viettel Dương Văn Tính cho biết, đúng là như vậy nhưng trong thời gian qua Bộ BCVT chưa thực sự khách quan. Ông Tính nhấn mạnh, với tình cảnh hiện nay, khi đã đầu tư 2.000 tỉ đồng cho mạng điện thoại 3 triệu USD mà sự cố này vẫn kéo dài thì Viettel khó tránh khỏi phá sản. Theo kế hoạch của Viettel, khi đạt 2 triệu khách hàng, giá thành sẽ là 1.000 đồng/phút, nhưng nếu dừng lại ở con số 200.000 thuê bao sẽ là 8.000 đồng/phút, vì vậy sẽ lỗ rất lớn. Hiện tại, giá thành 1 phút điện thoại (thuê bao trả sau) của Viettel là 1.490 đồng và mỗi block 6 giây là 149 đồng. Do vậy, phía Viettel cho rằng khi Viettel phát triển được cũng đồng nghĩa với sự giảm giá dịch vụ điện thoại di động và khách hàng được lợi.

Theo Phó Tổng Giám đốc Viettel Lê Đăng Dũng, sau cuộc họp tại Văn phòng Chính phủ, phía Viettel đã đề nghị VNPT trong 1 tuần nữa giúp họ cải thiện tình hình nhưng phía VNPT chưa trả lời. Như vậy, trong tuần tới, tình trạng nghẽn mạng của khách hàng Viettel khi gọi vào mạng cố định và VinaPhone của VNPT vẫn chưa khắc phục. Đồng thời, theo ý kiến của Viettel, phương án co kéo các kênh còn trống của VNPT để giải tỏa cho Viettel cũng chỉ là tạm thời, không hiệu quả triệt để. Ông Dũng cho rằng, cách tối ưu vẫn là nhanh chóng bổ sung kênh kết nối tại tổng đài trung kế, còn phương án đầu nối trực tiếp với tổng đài nội hạt lại rất mất thời gian do bưu điện các tỉnh thiếu nhiệt tình. Tuy nhiên, để có được phương án giải tỏa tốt nhất thì VNPT và Viettel phải ngồi lại với nhau và cùng chia sẻ, tháo gỡ.

Báo cáo, trình Thủ tướng quyết định

Sau khi nghe trình bày từ phía VNPT và Viettel, ông Nguyễn Minh Mẫn cho biết trách nhiệm của Tổ 23 là giải quyết các vướng mắc thủ tục hành chính mang tính chất độc quyền của các DN mà không có quyền phân xử sai đúng trong chuyện này. Theo ông Mẫn, Tổ 23 sẽ tổng hợp ý kiến của 2 phía, đồng thời lấy thêm ý kiến của một số DN khác cùng lĩnh vực và các phương án khắc phục của Bộ BCVT để trình Thủ tướng quyết định. Ông Mẫn cho hay, phải xem xét kỹ mới có thể kết luận liệu VNPT có độc quyền hay không. “Tuy nhiên, sự vướng mắc về thủ tục hành chính là có thật và có từ nhiều năm nay. Thêm vào đó, điều mà Tổ 23 quan tâm là kỷ luật hành chính” – ông Mẫn nói. Theo ông Mẫn, nếu không có sự ra tay của các cơ quan quản lý Nhà nước - ở đây là Bộ BCVT và Bộ Quốc phòng - chắc chắn sẽ không giải quyết được vấn đề này. Thủ tướng đã phải có chỉ thị và 2 bộ cũng có thỏa thuận. Ông Mẫn nhấn mạnh: “Ở đây, vai trò quản lý Nhà nước của Bộ BCVT khi xảy ra vướng mắc đã làm được gì mặc dù quy định trách nhiệm trong các quy định của pháp luật, của Chính phủ đã rõ ràng”.

Sắp tới, Tổ 23 sẽ phối hợp với các bên liên quan rà soát lại thủ tục hành chính, quy định liên quan đến vấn đề này để điều chỉnh cho công bằng, không phân biệt “con đẻ, con nuôi”. Ông Mẫn cũng cho rằng cần có cơ quan trung gian quản lý kết nối, cũng như phải quy định rõ trách nhiệm của bưu điện các tỉnh, TP về vấn đề này. Trước mắt, trong điều kiện chưa có chỉnh sửa về một số quy định (kết nối trực tiếp từ tổng đài Toll của Viettel đến các tổng đài nội hạt...), các DN, cơ quan phải tuân thủ các quy định hiện hành.

Như vậy, khách hàng Viettel còn phải chờ vì giải pháp tối ưu vẫn chưa được thống nhất và thực thi ngay.

Câu chuyện 200 đồng/phút

Phó Tổng Giám đốc Viettel, ông Dương Văn Tính, cho biết sở dĩ trước đó trong Thỏa thuận kết nối cung cấp dịch vụ giữa các mạng thông tin di động GSM của Viettel và mạng viễn thông của VNPT (3-2004) đã quy định Viettel không được đấu nối trực tiếp với các tổng đài nội hạt là do khoản thu cước quá giang 200 đồng/phút mà Viettel sẽ phải trả cho VNPT. Lúc đó, Viettel đã xin VNPT được đấu nối tới 10 tỉnh, TP lớn nhưng VNPT đã không đồng ý. Hiện tại, Viettel vẫn sẵn sàng duy trì mức cước này để VNPT bổ sung kênh kết nối nhằm giải tỏa nghẽn mạng nhưng xem ra việc này cũng khó thực hiện. Tuy nhiên, cũng theo ông Tính, có chuyện lạ là trong những ngày qua, nhiều lãnh đạo của VNPT đã quên mất điều khoản này và cho rằng Viettel thiếu chủ động xây dựng hạ tầng. Ông Tính than: “Khi nào còn cơ chế xin - cho thì lúc đó còn khổ”.

T.D

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo