xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người phụ nữ đầu tiên giành giải nhất piano Tchaikovsky: Uehara Ayako

Bình Lục

Cuộc thi Tchaikovsky 12 (từ 7 đến 23-6-2002 tại Moscow) có tới 227 thí sinh của hơn 30 nước trên thế giới tham gia ở vòng I ở bốn môn thi. Ở mỗi môn thi có khoảng một nửa số thí sinh vào được vòng II. Trong số 17 người VN dự thi Tchaikovsky từ 1970 đến 2002 chỉ có 4 người vào tới vòng II

Giải thưởng môn piano: Huy chương vàng: Uehara Ayako (Nhật); Huy chương bạc: Nabiulin Alexei (Nga); Huy chương đồng: Jin Ju (Trung Quốc), A.Ponotchevny (Belorussia); Huy chương danh dự: D.Onischenko (Ukraine), Lim Dong – Min (Hàn Quốc); Diploma Finalist: P.Dombrovsky (Nga), D.Teterin (Nga)

Suốt 44 năm qua, từ cuộc thi Tchaikovsky lần thứ nhất năm 1958 đến cuộc thi lần thứ 12 năm 2002 có 10 giải nhất piano (các lần  thi thứ VII và X không có giải nhất, người Liên Xô hoặc Nga chiếm 7 giải, còn lại là Mỹ, Anh và lần này là Nhật) thì cả chín lần trước tất cả đều là nam, nhưng năm nay trật tự ấy đã bị đánh đổ. Tối 21-6-2002, sau khi biểu diễn  tuyệt vời cùng Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Nga (Russian State Symphony Orchestra) dưới sự chỉ huy của Mark Gorenshtein tác phẩm của Tchaikovsky (Concerto cho piano và dàn nhạc số 1, cung si thứ, tác phẩm số 23) và Rachmaninov (Rhapsody trên chủ đề Paganini, cung la thứ, tác phẩm số 43) tại phòng lớn Nhạc viện Moscow, Uehara Ayako đã trở thành người phụ nữ đầu tiên trên thế giới giành giải nhất piano của cuộc thi quốc tế Tchaikovsky. Thắng lợi lớn đến mức người Nhật quên được nỗi buồn World Cup đang diễn ra trên đất Nhật và Hàn Quốc mà đội chủ nhà Nhật không vào được vòng tứ kết, để ăn mừng thành công của Uehara.

Người Nhật thứ ba đoạt giải nhất ở cuộc thi Tchaikovsky.- Uehara sinh ngày 20-7-1980 tại Kagawa, lớn lên tại Kobe, học piano từ ba tuổi sau đó du học ở Pháp. Cô phát triển tài năng âm nhạc từ rất sớm và nghệ thuật biểu diễn phát triển nhanh khi tham gia các cuộc biểu diễn quốc tế và các cuộc thi lớn. Năm 1994, khi mới 14 tuổi, Uehara đã biểu diễn concerto số 1 của Beethoven cùng Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Washington (Mỹ) dưới sự chỉ huy của nghệ sĩ vĩ đại Mstilav Rostropovich. Khi 17 tuổi, Uehara là thí sinh trẻ nhất vào vòng II của cuộc thi  Tchaikovsky 11 (1998). Năm 2000, để mừng tuổi 20, Uehara thi hai cuộc thi piano lớn (thuộc WFIMC) và giành thắng lợi tuyệt vời. Ðồng giải nhì cuộc thi  Hamamatsu lần thứ 4 (Nhật, không có giải nhất). Giải nhì cuộc thi Sydney lần thứ 7 (Úc). Cần cung cấp một thông tin này để rõ hơn về hai cuộc thi trên. Hai pianist trẻ đang nổi tiểng nhất của ta đang du học ở nước ngoài đã thi các cuộc thi này và chỉ  thi được ở vòng I, có người còn không qua vòng loại khu vực. Một chi tiết khác là người đồng giải nhì Hamamatsu với Uehara là Dong – Hyek Lim (Hàn Quốc) ngay năm sau - 2001- đã giành giải nhất M.Long – J.Thibaud (Pháp). Sau Akiko Suwanai đoạt giải nhất violin (năm 1990), Mieko Sato đoạt giải nhất thanh nhạc (1998), Uehara là người Nhật thứ ba đoạt giải nhất ở cuộc thi nổi tiếng Tchaikovsky (còn nhiều người đoạt giải ở các cuộc thi khác nữa), nhưng đặc biệt hơn cả cô là người phụ nữ đầu tiên đoạt giải nhất piano trong lịch sử của cuộc thi này sau 44 năm.

Trông người mà ngẫm đến ta.- Nhìn vào thành tích của cô gái tài năng âm nhạc của Nhật Bản, (xin nói thêm là Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc đều là những nước rất đề cao vốn âm nhạc dân tộc và âm nhạc của họ có bản sắc riêng đến mức ai cũng nhận ra) ta thấy rõ họ đầu tư  cho âm nhạc bác học cơ bản và có chiến lược đúng đến mức nào. Cho đến giờ này, chúng ta vẫn  chỉ có một tên tuổi ở tầm cỡ ấy là NSND Ðặng Thái Sơn trong lĩnh vực biểu diễn nhạc cụ giao hưởng. GS - NSND Trọng Bằng, Tổng Thư ký Hội Nhạc sĩ VN, đã nói: “Ði thi concours là việc đua tài, càng tạo điều kiện cho các em càng tốt nhưng phải nắm được trình độ của thế giới  và đi thi quốc tế không thể nào tách rời với phong trào thi đua, đua tài ở trong nước. Phải có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Cần phải đặt lại vấn đề đào tạo. Nhất là cần phải có chiến lược. Chúng ta quá hám concours, không chọn lọc và không biết mình sẽ đạt kết quả như thế nào. Nếu không đáp ứng được yêu cầu: trò tài năng – thầy giỏi, thà không dự thi còn hơn”. (Báo TT & VH).

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo