xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kỷ vật chiến tranh đang bị rao bán

Bài và ảnh: LINH AN

Di tích sân bay Tà Cơn nằm ở phía Bắc thị trấn Khe Sanh, thuộc huyện miền núi Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

Vì những giá trị to lớn có ý nghĩa về mặt chiến tranh nên nhiều du khách trong và ngoài nước thường chọn di tích sân bay Tà Cơn làm điểm đến trong hành trình trở lại chiến trường xưa Quảng Trị.

Một kỷ vật: 5 USD

Do sự quản lý kém của huyện Hướng Hóa nên sân bay Tà Cơn hôm nay chỉ còn... toàn là cây. Một sân bay tương đối lớn của Mỹ trong chiến tranh, nay chỉ còn lại một số ít hiện vật có liên quan đến chiến trường Khe Sanh: vỏ bom, đạn, vài khẩu súng, bi đông nước... Hai chiếc máy bay ở di tích này được tỉnh Quảng Trị mua từ nơi khác về đặt thêm cho... xôm tụ. Mọi cố gắng của tỉnh Quảng Trị trong mấy năm gần đây dành cho di tích Tà Cơn đã giúp du khách phần nào hiểu về cuộc chiến tranh đã đi qua ở Tà Cơn - Khe Sanh.

Thế nhưng, không ít du khách đến thăm di tích sân bay Tà Cơn có cảm giác không mấy vui khi rất nhiều người đeo bám theo họ, bán những kỷ vật chiến tranh của người lính hai bên chiến tuyến. Đó là Huy hiệu Quyết thắng, Huân chương Chiến công; những thẻ bài, những viên đạn... Tôi tận mắt nhìn thấy một người nước ngoài sau khi ngắm nghía những kỷ vật chiến tranh trên khay gỗ của người bán rong đã chọn một chiếc thẻ bài với giá 5 USD.

Đó là một phần lịch sử của dân tộc

Một ngày ở di tích sân bay Tà Cơn, tôi thấy không phải du khách nào cũng muốn mua những kỷ vật chiến tranh. Có du khách khi nghe người bán rong chào mời, họ đưa mắt nhìn rồi bỏ đi. Một người bán kỷ vật chiến tranh có tên Khỏe kể rằng: “Những cựu chiến binh (CCB) Mỹ và CCB Việt Nam thích mua lại kỷ vật chiến tranh nhiều hơn cả”. Anh Khỏe kể, có những CCB từ Hà Nội vào, khi thấy các kỷ vật được rao bán họ cầm lên, móc túi ra mua hết, rồi họ òa khóc ngay tại chỗ. Các CCB nâng niu những kỷ vật này như những kỷ niệm quý nhất trong cuộc đời.

Tôi hỏi những kỷ vật này ở đâu mà nhiều thế, anh Khỏe cho biết: Bà con đi rừng, làm nương rẫy tìm được, rồi mang về bán lại. Có người còn nhặt được cả những cây bút máy mang hiệu Hồng Hà, Kim Tinh, có khắc dòng chữ như “Yêu tặng anh”, “Kỷ niệm đời sinh viên”, “Trường Sơn nhớ mẹ...”, “Nhớ Hà Nội”. Một CCB ở phía Bắc vào di tích Tà Cơn - Khe Sanh, phát hiện cây bút máy có dòng chữ “Em yêu của anh, Hoài Thu”, mà 35 năm trước người yêu đã tặng anh trước khi lên đường vào Nam chiến đấu. Không chần chừ, anh H. xin mua lại kỷ vật này và người bán hàng rong lấy 5 USD.

Kỷ vật chiến tranh - những thứ vô giá trong cuộc đời của người lính - là một phần quá khứ lịch sử của dân tộc ta, sao lại để nhiều người tự do rao bán? Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị có biết chuyện này?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo